Tía
tô là một loại rau sống được ăn kèm cùng một số món trong bữa cơm hằng ngày. Ngoài
công dụng trị cảm mạo, tía tô còn có khả năng điều trị bệnh gút hiệu quả.
Tía
tô còn có tên gọi là tử tô hay xích tô, tính ấm, vị cay, không độc. Lá tía tô
là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn, ngoài ra trong dân gian còn dùng lá
tía tô để trừ cảm mạo. Hạt có thể dùng làm trà uống, nhành thì làm thuốc an
thai. Trong tía tô có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A,C và các vi lượng
Ca, P, Fe, trong hạt có chứa trên 40%
hàm lượng dầu béo, có thể dùng làm dầu ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Tía tô giúp điều trị bệnh gút
Đây
là một loại rau có thể trồng trong nhà, nên việc sử dụng lá tía tô để trị bệnh gút là sẵn có. Lá tía tô trị
các cơn đau gút bùng phát bằng cách: 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun
thật kĩ (giống như sắc thuốc) sau đó uống, thì các cơn đau sẽ giảm dần trong
vòng nửa giờ. Chúng ta cũng có thể phòng bệnh bằng cách ăn rau tía tô hàng ngày
trong các bữa ăn, vừa giúp phòng ngừa bệnh gút và các bệnh khác. Tuy đây là bài thuốc dân gian đơn giản,
nhưng nó có tác dụng nhanh chóng và hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Điều
trị bệnh gút hiệu quả bằng lá tía tô.
Tía tô có thể chữa một số bệnh khác.
Chữa
cảm lạnh: dùng vỏ quả quýt, 3 lát gừng, 1 nắm lá tía tô, cho tất cả vào nồi
thêm nước sắc lên và uống. Hoặc chúng ta có thể lấy tía tô, gừng, hành, băm
nhuyễn, làm gia vị ăn chung với bát cháo nóng, thêm một quả trứng gà, cũng giúp
giải cảm nhanh chóng.
Chữa
cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Dùng hạt tía tô, vỏ quả quýt, cam thảo nam, gừng sắc
lấy nước uống nóng 1 lần/ngày.
Chữa
đau bụng, chướng bụng và chữa ngộ độc cua: Giã lá tía tô, gạn lấy nước, cho
thêm một ít muối và uống.
Chữa
ho, khó thở: Dùng cành và đoạn rễ cây dâu đã bóc vỏ, đun lên còn khoảng 1 chén
nhỏ và uống.
Hồng Nhung.
ssssssssssssssssssss
Trả lờiXóa