Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

HIỆN TƯỢNG TĂNG AXIT URIC MÁU TRONG CƠ THỂ

Triệu chứng tăng axit uric máu là nồng độ bất thường của axit uric trong cơ thể mà  nguyên nhân có liên quan đến việc hạn chế bài tiết hoặc tăng sản xuất axit uric trong cơ thể. Bài viết sau giúp chúng ta hiểu được triệu chứng này để có cách điều trị tốt hơn.

Trong các nghiên cứu lâm sàng cho biết, việc chẩn đoán tăng axit uric máu được xác định khi nồng độ axit uric lớn hơn 7 mg/dl và 6 mg/dl tương ứng với nam và nữ giới. Các chất đạm chứa nhiều purin trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày đóng vai trò chính trong việc giải phóng axit uric.

Nguyên nhân gây tăng axit uric máu.

Sự tích tụ axit uric máu có liên quan đến việc giảm bài tiết và tăng sản xuất axit uric trong cơ thể. Mà các nguyên nhân liên quan đến axit uric trong máu cao bao gồm: các bệnh lý, thuốc men, yếu tố di truyền và yếu tố dinh dưỡng.
-         Bệnh lý: bệnh bạch cầu, bệnh vẩy nến, béo phì, u lympho Hodgkin…
-         Thuốc và vitamin: Một số thuốc lợi tiểu, vitamin B3, thuốc ức chế miễn dịch…
-         Chế độ dinh dưỡng: Dùng các chất kích thích, bia rượu, các thực phẩm giàu purin (thịt và sản phẩm từ thịt, hải sản, cá, các loại đậu,…)

Hiện tượng tăng axit uric máu trong cơ thể

Tăng nồng độ axit uric máu có thể khó được chẩn đoán bởi vì một số người không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có nồng độ axit uric cao có thể gặp các triệu chứng do tác dụng của axit uric quá mức trên cơ thể. Ví dụ, tăng axit uric máu có thể dẫn đến bệnh gút, các bệnh suy thận, sỏi thận. Trong đó, đáng quan tâm nhất là bệnh gút, hình thành do sự tích tụ các tinh thể muối urat tại các khớp gây ra các cơn đau kinh hoàng.

Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây nên bệnh gút.

Điều trị tăng axit uric máu.

Nếu như bạn đã được chẩn đoán là tăng axit uric máu thì bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn nên thay đổi các chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc, hoặc điều trị các bệnh lý góp phần làm cho axit uric máu giảm.

Chế độ ăn uống: Nồng độ axit uric cao là kết quả của một chế độ ăn uống nhiều chất đạm chứa nhân purin vì thế bạn nên tránh các loại thực phẩm giàu đạm cũng như các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Một điều thú vị nữa là thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể có hiệu quả trong việc hạ được nồng độ axit uric bằng cách ăn nhiều loại trái cây như dâu tươi, nước ép anh đào, dưa hấu…

Phương pháp dùng thuốc: Đối với trường hợp axit uric tăng cao gây ra các bệnh lý mà phổ biến vẫn là bệnh gút, thì việc lựa chọn tốt nhất là nên dùng các loại thuốc hạ được axit uric trong cơ thể như Allopurinol… Tuy nhiên, những loại thuốc này thường mang lại các tác dụng phụ không mong muốn nên việc sử dụng cần phải đúng theo liệu trình của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên như Hoàng Thống Phong, có tác dụng giúp giảm được các cơn đau gút, tăng cường chức năng gan thận và tăng đào thải axit uric máu ra ngoài cơ thể.

Thông thường, nếu như bạn có nồng độ axit uric cao thì các bác sĩ có thể đề nghị bổ sung thêm các xét nghiệm khác để hiểu rõ hơn tình trạng của bạn và có những chẩn đoán chính xác hơn. Khi ấy, các bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân gây ra axit uric máu cao và có phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn. Vì thế, một điều quan trọng mà bạn nên nhớ là, không phải cứ axit uric máu cao là bệnh gút và để an toàn hơn thì bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Hồng Nhung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét