Để
chẩn đoán bệnh gút cần phải dựa vào các đặc điểm đặc trưng của bệnh ở từng giai
đoạn thông qua tuần tự khám lâm sàng và cận lâm sàng, từ đó có cách điều trị bệnh
gút hiệu quả.
Chẩn
đoán lâm sàng bệnh gút
Để chẩn đoán lâm sàng bệnh
gút, các bác sĩ thường dựa vào giới tính, độ tuổi, vị trí, tính chất, diễn biến
cũng như hoàn cảnh xảy ra cơn gút cấp. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới độ tuổi
từ 30 - 40, ít xảy ra ở những người trước 25 tuổi và sau 65 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh
ở phụ nữ trẻ là rất thấp nhưng lại tăng cao khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Các
yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút như: sau một bữa ăn có nhiều thịt
rượu, sau chấn thương hay dùng các thuốc lợi tiểu…
Chẩn
đoán cơn gút cấp:
Các cơn gút cấp thường
xuất hiện đột ngột vào ban đêm ở vị trí khớp bàn ngón chân cái (khoảng 70%) và ở
các khớp khác như: khớp gối, khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay… (chiếm 30%). Với
các triệu chứng: khớp sưng to, căng bóng, phù nề, nóng, xung huyết, đau dữ dội,…
các triệu chứng viêm này tăng dần trong 24 - 48 giờ liền và kéo dài từ 5 – 10
ngày, sau đó triệu chứng lui dần. Cơn gút cấp có thể kèm theo sốt cao, mệt mỏi,
cứng gáy,… Khoảng cách giữa các đợt viêm cấp có thể rất gần cũng có thể rất xa,
có thể từ vài tháng đến vài năm (có khi lên đến 10 năm). Càng về sau khoảng cách
này càng ngắn lại, khi lên đến đỉnh điểm sẽ không còn khoảng cách vì các cơn
đau này nối tiếp các cơn đau khác.
Chẩn
đoán gút mạn tính:
Bệnh gút mạn tính được
đặc trưng bởi các u cục (cục tophi) xuất hiện dưới da ở sụn vành tai, quanh khớp…và
tình trạng viêm đa khớp với tính chất: đối xứng, teo cơ, cứng khớp, biến dạng
khớp, đau liên tục, không thành cơn điển hình và không tự khỏi. Thường kèm theo
các bệnh lý: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, suy thận…
Đặc
điểm đặc trưng của gút mạn tính là xuất hiện các cục tophi
Chẩn
đoán cận lâm sàng bệnh gút
Kết quả xét nghiệm cho
kết quả:
- Axit uric trong máu tăng (với nồng độ
axit uric > 420 µmol/l hoặc > 7 mg/dl)
- Định lượng axit uric niệu trong 24 giờ: để xác định tăng sản xuất quá mức axit uric (> 600 mg/24h) hay giảm bài tiết axit uric (<600 mg/24h), đối với những người có chế độ ăn không chứa nhiều purin. Trường hợp với những người có chế độ ăn uống bình thường thì mức axit uric để đánh giá là 800 mg/24h và nội dung đánh giá là tương tự.
- Xét nghiệm dịch khớp: tìm thấy có các tinh thể muối monosodium urat, dịch khớp viêm giàu tế bào (>2000 tb/mm3) và chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Xét nghiệm X-quang: ở giai đoạn đầu của bệnh các khớp vẫn bình thường, nhưng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương…
- Một số xét nghiệm khác: tốc độ máu lắng, đường huyết, creatinine máu, cholesterol, triglyceride, LDL-C, HDL-C, ECG…
- Định lượng axit uric niệu trong 24 giờ: để xác định tăng sản xuất quá mức axit uric (> 600 mg/24h) hay giảm bài tiết axit uric (<600 mg/24h), đối với những người có chế độ ăn không chứa nhiều purin. Trường hợp với những người có chế độ ăn uống bình thường thì mức axit uric để đánh giá là 800 mg/24h và nội dung đánh giá là tương tự.
- Xét nghiệm dịch khớp: tìm thấy có các tinh thể muối monosodium urat, dịch khớp viêm giàu tế bào (>2000 tb/mm3) và chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Xét nghiệm X-quang: ở giai đoạn đầu của bệnh các khớp vẫn bình thường, nhưng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương…
- Một số xét nghiệm khác: tốc độ máu lắng, đường huyết, creatinine máu, cholesterol, triglyceride, LDL-C, HDL-C, ECG…
Điều
trị bệnh gút
Điều
trị các cơn gút cấp tính:
Thuốc điều trị các cơn
gút cấp tính thường là các thuốc chống viêm nonsteroid, colchicin, corticosteroid,…
Trong đó, colchicin được ưu tiên sử dụng trong điều trị các cơn gút cấp do tác
dụng chống viêm chọn lọc của thuốc nhưng cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ
chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây buồn nôn, nguy cơ suy gan, suy
thận, suy tủy xương… Các thuốc nonsteroid có tác dụng chống viêm hiệu quả trong
cơn gút cấp tính, song lại có nhiều tác dụng phụ, nên tránh dùng các loại thuốc
này với những bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhóm thuốc
corticosteroid thường chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt: ở những bệnh
nhân viêm đa khớp, không đáp ứng được với colchicine, nonsteroid hoặc bị viêm
do sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp…
Điều
trị bệnh gút mạn tính:
Mục đích quan trọng nhất
trong việc điều trị bệnh gút mạn là hạ axit uric máu để tránh các biến chứng
suy thận mạn. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường được chỉ định các nhóm thuốc
ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp với colchicin tùy theo tình trạng bệnh.
Nếu có tổn thương thận cần phải chú ý: tình trạng nhiễm khuẩn, suy thận, sỏi thận,
tăng huyết áp… Một số cục tophi quá to gây cản trở vận động khớp cần được chỉ định
phẫu thuật cắt bỏ, để tránh trường hợp các cục này vỡ ra gây viêm loét, nhiễm
khuẩn khuyết, hủy hoại xương…
Điều
trị bệnh gút bằng phương pháp thảo dược
Hầu hết các loại thuốc
tây y để điều trị bệnh gút hiện nay tập trung vào mục tiêu chính là giảm đau chống
viêm và giảm nồng độ axit uric, nhưng người bệnh phải đối diện với nhiều tác dụng
phụ của thuốc như men gan tăng, suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến dạ dày… Điều
trị bệnh gút hiệu quả không chỉ dừng lại ở những mục tiêu đó, mà cần đưa cơ thể
về trạng thái bình thường, không còn các rối loạn chuyển hóa mà không hề gây
tác dụng phụ cho cơ thể. Hiểu được những khó khăn cũng như những mong muốn của
các bác sĩ và bệnh nhân trong điều trị bệnh gút, các nhà khoa học đã nghiên cứu
bào chế ra sản phẩm thảo dược Hoàng Thống
Phong và đáp ứng được những mong mỏi đó. Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn
toàn từ thiên nhiên với thành phần chính là trạch tả kết hợp với hoàng bá, nhọ
nồi, ba kích, thổ phục linh, nhàu, hạ khô thảo có công dụng đào thải được lượng
axit uric dư thừa, tăng cường chức năng gan thận, hỗ trợ điều trị bệnh gút và phòng
tái phát các cơn gút cấp hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu
lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ
nhiệm đề tài và cho nhiều kết quả tốt: có 88,9% bệnh nhân có axit uric máu trở
về mức bình thường, có 59,3% bệnh nhân hết viêm khớp trong 2 ngày đầu, không có
trường hợp nào có cơn gút cấp tái phát trong 6 tháng và hoàn toàn không có tác
dụng phụ”.
Hoàng
Thống Phong – Hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả!
Hi vọng bài viết trên
đã cung cấp cho quý độc giả nhiều thông tin hữu ích về bệnh gút cũng như phương
pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả bằng thảo dược. Ngoài việc sử dụng
phương pháp trên, người bệnh nên lưu ý một vấn đề quan trọng không kém đó là nên
áp dụng một lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để biết thêm thông
tin chi tiết xin vui lòng liên hệ đến số 043.7757066 – 083.9770707.
Mộc
Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét