Gút là một bệnh lý mạn tính, do đó việc điều trị cần kiên trì lâu dài.Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, người mắc bệnh gút cần có một chế độ luyện tập ( nên thống nhất là luyện tập hay luyện tập) phù hợp để nâng cao sự dẻo dai và độ bền cho các khớp, đồng thời có thể làm đẩy lùi các cơn gút cấp tái phát.
Lợi ích của luyện tập thể dục với căn bệnh gút
Một trong những biến chứng thường gặp và nguy hiểm với những người mắc bệnh gút là tổn thương xương khớp, dẫn đến đau khớp ở bệnh nhân gút. Việc ngại vận động của bệnh nhân vì các cơn đau gút cấp sẽ khiến khớp xương kém linh hoạt, suy yếu sự dẻo dai của cơ bắp, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến việc mất xương, teo cơ. Những điều này càng là gia tăng các triệu chứng đau đớn của bệnh gút.
Việc duy trì luyện tập sẽ giúp cơ thể ổn định được cân nặng từ đó hạn chế được tình trạng dư cân béo phì, giảm được áp lực cân nặng của cơ thể lên các khớp xương. Ngoài ra, việc luyện tập làm tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm hàm lượng cholesterol máu, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu, hạn chế sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp xương nên ngăn ngừa mắc bệnh gút hoặc hạn chế các cơn đau gút tái phát.
Bệnh gút, luyện tập như thế nào là phù hợp?
Theo các bác sỹ chuyên khoa gút, luyện tập thể dục thể thao giúp người bệnh gút cải thiện sức khỏe và làm giảm sự tiến triển của bệnh một cách rõ rệt nhưng không phải cứ luyện tập là có kết quả tốt. Một số hậu quả đáng tiếc đã xảy ra với người bệnh gút khi luyện tập không đúng cách hoặc tập quá sức làm khớp bị tổn thương nặng nề hơn, tràn dịch ổ khớp,...Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ các nguyên tắc khi luyện tập và tùy từng tình trạng bệnh cụ thể để khéo léo phối hợp các bài tập nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn không quen vận động, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến bệnh gút tồi tệ hơn. Trước khi bắt đầu chế độ luyện tập bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn về những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.
Luyện tập đúng cách giúp đẩy lùi bệnh gút
Trong giai đoạn cơn đau gút cấp: các khớp đang bị viêm cấp, hàng loạt các phản ứng viêm đang xảy ra như sưng, nóng đỏ, đau nếu người bệnh càng vận động thì càng tạo điều kiện cho các tinh thể muối urat sắc nhọn gây tổn thương các phần cơ và khớp xung quanh, vận động nhiều sẽ làm tăng quá trình viêm và gây đau đớn cho bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân không nên vận động các khớp nhiều, trong giai đoạn này người bệnh nên thư giãn các khớp ở những tư thế thoải mái nhất, có thể chườm lạnh tại khớp bị đau trong thời gian ngắn, không nên chườm lâu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ngâm chân trong nước muối ấm, kết hợp với xoa bóp nhẹ tại vùng khớp bị tổn thương, triệu chứng đau sẽ giảm đi nhanh chóng. Đặc biệt không nên tùy tiện đắp vào khớp những thứ không rõ tác dụng và nguồn gốc vì dễ làm tổn thương, gây nhiễm trùng các vùng da có vết loét, vỡ do các hạt tophi. Sau khi cơn đau giảm, bệnh nhân có thể vận động với những bài tập co duỗi nhẹ nhàng.
Giữa các cơn đau gút: ở giữa những khoảng thời gian của cơn đau gút cấp, bệnh nhân hoàn toàn không phải trải qua các cơn đau nào. Nhưng trên thực tế, cơ thể bệnh nhân vẫn đang chịu sự hủy hoại các khớp xương do tinh thể muối urat vẫn lắng đọng tại đây gây ra. Trong giai đoạn này bệnh nhân nên luyện tập đều đặn hàng ngày, lựa chọn những bài tập co duỗi nhẹ nhàng. Giãn cơ sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả bằng sự linh hoạt của các cơ, giúp cơ thể giảm được sự lắng đọng muối urat, từ đó giúp cho việc đi lại của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Người bệnh không nên vận động mạnh hoặc luyện tập quá nhiều trong thời gian kéo dài, hơn nữa luyện tập quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên các mặt khớp, dẫn đến hư hỏng phần sụn khớp, ảnh hưởng đến vùng khớp đang bị gút.
Trong giai đoạn gút mạn tính: bệnh nhân nên tập vận động cho các khớp để hạn chế việc co cứng khớp, tê chân và tàn phế suốt đời. Các bài tập được áp dụng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ tổn thương xương khớp và sức chịu đựng của mỗi người. Có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, tập thái cực quyền, hoặc các bài tập dẻo dai, co giãn cho khớp như yoga, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, … Lưu ý cần phải có những khoảng nghỉ ngơi giữa các lần luyện tập, để tránh tình trạng luyện tập quá sức, gây mệt mỏi và tổn hại các khớp.
Hãy tạo cho mình một thói quen luyện tập thể dục thể thao như người bạn đồng hành không thể thiếu hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân gút có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gút. Một trong các sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh gút là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Hãy cùng lắng nghe các chia sẻ về hiệu quả đạt được của bệnh nhân gút khi sử dụng thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong.
Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Hoàng Thống Phong còn vinh dự nhận được các giải thưởng: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, 2015, “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” năm 2015, “Top 100 sản phẩm, dịch tốt cho gia đình và trẻ em” năm 2014, 2015, 2016.
Hãy liên hệ với chúng qua số hotline 0917 196 497 để được tư vấn sức khỏe trực tiếp.
Bích Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét