Xưa gút là bệnh của các quý ông, nay gút còn tìm đến các quý bà. Không
giống như quý ông thường mắc bệnh gút tầm tuổi 30-40, thì các quý bà tiền mãn
kinh lại có nguy cơ cao về bệnh này.
Cứ nghĩ gút là bệnh của nam giới, nên nhiều phụ nữ khi có các biểu
hiện giống bệnh gút nhưng vẫn không nghĩ mình bị gút. Bác N.A.T (55 tuổi) tâm
sự thời gian gần đây, mắt cá chân có hiện tượng sưng đỏ và đau nhức, cứ ăn
nhiều thịt là đau. Bác đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chuẩn đoán gút nhưng vẫn
không tin nên lặn lội gần 200 km từ Lạng Sơn về Hà Nội để khám lại. Giờ thì bác
mới “tâm phục khẩu phục” chấp nhận mình mắc gút.
Trường hợp chị Lan (Hà Nội) có chồng mắc bệnh gút nên chị hiểu rất
rõ về nó. Tuy nhiên, điều chị không ngờ tới là bệnh gút có biểu hiện khác ở phụ
nữ. Mẹ chị có biểu hiện đau sưng ở ngón tay, không đau dữ dội nên chủ quan cứ
nghĩ là bệnh thoái hóa khớp. Đợt này thấy mẹ đau nhiều hơn, đi khám thì được
chuẩn đoán là gút.
Không bia, không rượu cũng bị bệnh gút
Bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến acid uric máu
tăng cao, khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các mô
khớp và các mô khác trong cơ thể. Trong khi các món ăn nhậu và bia rượu làm cho
nam giới đau đầu vì gút thì thói quen uống nước nhiều nước ngọt của phụ nữ lại
làm tăng nguy cơ bệnh gút.Theo nghiên cứu BS. Hyon.K (Boston, Hoa kỳ), mỗi ngày
uống 1 cốc nước cam ép làm tăng 70% nguy cơ bệnh gút.
Không đơn giản chỉ là chế độ ăn, nội tiết tố estrogen có vai trò
rất quan trọng kiểm soát acid uric máu. Và nhờ đó, phụ nữ trẻ dường như “miễn
dịch”với bệnh gút. Khi bước sang tuổi mãn kinh, mức estrogen giảm nhanh và phụ
nữ phải đối diện với nguy cơ gút cao gần như nam giới.
Bệnh gút thường âm thầm phát triển ở phụ nữ
Gút “nhẹ nhàng” và âm thầm
Trong khi nam giới mô tả cơn đau gút giống như một ngọn đuốc đang
cháy, một cái búa khoan, kim đâm hay đi chân trần trên than nóng thì với phụ
nữ, gút có xu hướng đau lan tỏa, ít dữ dội hơn nhưng lại dễ xuất hiện những hạt
lồi tophi hơn. Sự “nhẹ nhàng” và âm thầm là nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với
gút và dễ chuẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp. Chính
điều này đã làm bệnh trở nên trầm trọng và gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch nhiều
hơn nam giới. Chuẩn đoán sớm và điều trị đúng là cách tốt nhất kiểm soát bệnh
gút. Khi thấy những dấu hiệu sưng, đỏ và đau không đối xứng ở tay, ngón chân cái, mắt cá chân… thì nên đi khám
và kiểm tra chỉ số acid uric máu.
Phụ nữ nên cẩn thận với bệnh gút
Điều trị gút ở phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Điều này một phần là do
quan niệm xưa cho rằng bệnh gút là bệnh "nam giới". Phụ nữ thường
chuẩn đoán nhầm, điều trị sai thuốc và điều trị muộn, không điều chỉnh chế độ
ăn hợp lý.
Phụ nữ bị bệnh gút có
nhiều khả năng cũng mắc các bệnh khác kèm theo như huyết áp cao, tiểu đường,
bệnh thận và bệnh tim mạch. Điều này gây khó khăn trong điều trị bệnh gút.
Cụ thể, thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao làm tăng
nguy cơ bệnh gút. Ngoài ra, chức năng thận suy giảm, đào thải acid uric kém dẫn
đến tăng acid uric máu và hạn chế trong các phương pháp điều trị. Đồng thời,
bệnh nhân gút nên giảm tối đa thức ăn nhiều đạm gốc purin, giảm calorie, giảm
chất béo, uống nhiều nước và dùng sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric máu.
Hiện nay, bên cạnh việc
cân đối chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho khoa học, một giải pháp đang được đông
đảo các chuyên gia y tế và người bệnh tin tưởng lựa chọn là sử dụng sản phẩm
nguồn gốc thiên nhiên. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến là thực phẩm chức
năng Hoàng Thống Phong.
Sản phẩm có thành phần chính là trạch tả kết hợp cùng ba
kích, thổ phục linh… Với sự kết hợp tinh tế
của những vị thuốc quý này, Hoàng Thống Phong đã trở thành “trợ thủ” đắc lực
giúp người bệnh chung sống hòa bình với gút, nhờ các tác dụng: giảm nồng độ
axit uric trong máu (nguyên nhân chính dẫn tới bùng phát cơn gút cấp); giảm
sưng đau khớp, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn cơn gút cấp tái
phát; giúp người bệnh không còn phải lo lắng về các biến chứng của gút.
Hãy lắng nghe phân tích
của chuyên gia về tác dụng của Hoàng Thống Phong:
Lắng nghe lời khuyên từ
chuyên gia y tế kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng sản phẩm
thảo dược Hoàng Thống Phong hàng ngày là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn nếu
muốn “chiến thắng” bệnh gút!
Hạ Thảo
Không bia, không rượu cũng bị bệnh gút
Phụ nữ nên cẩn thận với bệnh gút
Cụ thể, thuốc lợi tiểu dùng điều trị huyết áp cao làm tăng nguy cơ bệnh gút. Ngoài ra, chức năng thận suy giảm, đào thải acid uric kém dẫn đến tăng acid uric máu và hạn chế trong các phương pháp điều trị. Đồng thời, bệnh nhân gút nên giảm tối đa thức ăn nhiều đạm gốc purin, giảm calorie, giảm chất béo, uống nhiều nước và dùng sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric máu.
Sản phẩm có thành phần chính là trạch tả kết hợp cùng ba kích, thổ phục linh… Với sự kết hợp tinh tế của những vị thuốc quý này, Hoàng Thống Phong đã trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người bệnh chung sống hòa bình với gút, nhờ các tác dụng: giảm nồng độ axit uric trong máu (nguyên nhân chính dẫn tới bùng phát cơn gút cấp); giảm sưng đau khớp, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn cơn gút cấp tái phát; giúp người bệnh không còn phải lo lắng về các biến chứng của gút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét