Trứng là thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Vậy người mắc bệnh gút có được ăn trứng không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút
Bệnh gút ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Vậy nguyên nhân bệnh gút là gì và triệu chứng điển hình của bệnh là gì?
Nguyên nhân phổ biến của bệnh gút
Nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau bệnh gút là do sự dư thừa của axit uric trong cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao như:
- Do độ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gút càng lớn.
- Do chế độ ăn uống nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, thú hoang dã,…
- Do yếu tố về gen bẩm sinh.
- Do thói quen sinh hoạt lười vận động, uống ít nước.
- Do thói quen uống quá nhiều bia, rượu hoặc các chất kích thích.
Những triệu chứng bệnh gút tấn công
Ở giai đoạn đầu, gút rất khó để phát hiện vì hầu như người bệnh không nhận ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Chỉ khi kiểm tra máu mới thấy nồng độ axit uric cao vượt quá ngưỡng cho phép.
Khi bệnh gút khởi phát, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng bất thường như:
- Các khớp ở ngón tay, chân, đặc biệt là ngón chân cái có dấu hiệu đau nhức, sưng đỏ rất khó chịu.
Bệnh gút gây đau đớn tại các khớp
- Cơn đau khớp có xu hướng nặng nề hơn về ban đêm hoặc sau khi ăn các món giàu purin như thịt đỏ, hải sản, uống rượu, bia,…
- Bạn có thể sẽ cảm thấy các vùng sụn khớp nóng rát, sưng đỏ.
- Bệnh thường gây đau đớn nhất trong khoảng 2 - 3 ngày đầu tiên, cơn đau sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Khi cơn đau gút qua đi, các khớp bị tổn thương sẽ bị tím, đỏ, bong tróc da,…
Người mắc bệnh gút có được ăn trứng không?
Rất nhiều người luôn có thắc mắc rằng, khi bị bệnh gút có được ăn trứng không? Cùng tìm ra câu trả lời ngay dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng các axit amin như omega - 3, axit folic... Ngoài ra, nó còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, kẽm, đồng, sắt, magie,… rất tốt cho sức khỏe.
Hơn nữa, trứng còn chứa các vitamin B từ B1 đến B12 bao gồm choline, biotin và axit folic. Một quả trứng cung cấp 100 mg choline. Choline giúp màng tế bào hoạt động bình thường, đóng vai trò trong truyền thông thần kinh, ngăn ngừa sự tích tụ homocysteine trong máu và giúp giảm viêm mạn tính. Trứng cũng có lượng calo thấp. Hai quả trứng bình thường chỉ cung cấp 150 - 175 calo.
Người mắc bệnh gút có được ăn trứng không?
Người bị bệnh gút có nên ăn trứng không?
Trứng là thực phẩm giàu protein nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm giàu protein đều có hàm lượng purin cao. Một số loại protein như protein có trong rau xanh và ngũ cốc không được cho là xấu với người bị bệnh gút. Trứng là thực phẩm giàu protein nhưng lại chứa rất ít purin nên người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được.
Người bị bệnh gút nên ăn trứng như thế nào?
Tuy người bị bệnh gút có thể ăn trứng nhưng nên lưu ý không ăn quá nhiều. Khi ăn trứng, người bệnh cần lưu ý:
- Với người bị bệnh gút, tốt nhất là ăn trứng luộc thay vì trứng chiên, rán.
- Người bệnh gút có thể ăn lòng trắng trứng thay vì cả quả.
- Có thể thêm trứng vào món salad để tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Nên ăn trứng được nấu chín kỹ, không ăn trứng sống hay trứng lòng đào.
- Không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn khoảng 2 - 4 quả trứng một tuần.
Ngăn ngừa bệnh gút tái phát nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong
Như vậy, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn trứng, tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với mức độ cho phép, không lạm dụng quá nhiều. Để có thêm nhiều lựa chọn trong chế độ ăn uống, người bệnh cần có phương pháp điều trị gút mang đến hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên được các chuyên gia y tế đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này phải kể tới thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau bệnh gút.
Bên cạnh đó, Hoàng Thống Phong còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau khác như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… giúp mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người bệnh gút rất hữu hiệu.
Ngoài ra, sản phẩm còn giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh như: Suy thận, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,... Hoàng Thống Phong thích hợp sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc gout cao như người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, hay ăn hải sản, người ít vận động, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa,...
Chia sẻ quá trình dứt cơn đau bệnh gút thành công của nhiều người
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị bệnh gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như bác Đặng Xuân Hoan (phòng 307B, tòa nhà An Sinh, Từ Liêm, Hà Nội). Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:
Ngoài ra, còn có rất nhiều người bị bệnh gút khác sử dụng sản phẩm cho thấy hiệu quả bất ngờ. Dưới đây là một trong số rất nhiều trường hợp như vậy:
Phản hồi của khách hàng sau khi điều trị bệnh gút bằng Hoàng Thống Phong
Dưới đây là đánh giá của GS.BS Hoàng Bảo Châu - Nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam về tác dụng của Hoàng Thống Phong:
Chắc hẳn, giờ đây bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc: “Người bị bệnh gút có được ăn trứng không” rồi. Hãy ăn trứng một cách hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được đẩy lùi, bạn nhé!
Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.
Kiều Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét